WTGPSG (09/5/2025) – Việc chọn tên của Đức Giáo hoàng Lêô XIV cho thấy ngài nhìn nhận thời điểm hiện tại không chỉ là một thử thách kỹ thuật mà còn là một vấn đề đạo đức sâu sắc. (Hình: AFP)
Với việc bầu chọn Đức Giáo hoàng Lêô XIV, Giáo hội Công giáo đứng ở ngưỡng cửa của một kỷ nguyên công nghệ mới. Bằng cách chọn tên của Đức Lêô XIII (1810-1903), “vị giáo hoàng của người lao động” đầu tiên trong thời hiện đại, vị giáo hoàng mới đã thể hiện cam kết đối mặt với những thách đố kinh tế và xã hội sâu sắc do sự thay đổi công nghệ nhanh chóng, đặc biệt là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo.
Cũng như Đức Lêô XIII đã đáp ứng những thực tế khắc nghiệt của cuộc Cách mạng Công nghiệp thế kỷ 19 bằng thông điệp quan trọng Rerum Novarum vào năm 1891, Đức Giáo hoàng Lêô XIV có vẻ sẵn sàng đối mặt với những vấn đề đạo đức của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay.
Rerum Novarum: Đáp ứng cơ bản với thời đại cơ giới
Khi văn kiện Rerum Novarum (tiếng Latin có nghĩa là “Về những điều mới”) được công bố, thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên. Các nhà máy và đường sắt đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức, nhưng với một cái giá to lớn về mặt nhân sinh. Người lao động làm việc trong những điều kiện nguy hiểm, giờ làm việc dài và lương thấp, trong khi các chủ nhà máy ngày càng trở nên giàu có. Các cấu trúc xã hội tồn tại suốt hàng thế kỷ bắt đầu bị rạn nứt dưới áp lực của nền kinh tế mới này.
Sự đáp ứng của Đức Lêô XIII tự bản chất là một cuộc cách mạng. Ngài kêu gọi công nhận quyền lợi của người lao động, bao gồm quyền được trả lương công bằng, giờ làm việc hợp lý, điều kiện an toàn và quyền thành lập công đoàn. Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết của công lý xã hội và phẩm giá của mỗi con người, tuyên bố rằng nền kinh tế phải phục vụ con người, chứ không phải ngược lại. Đó là lời kêu gọi “lấy con người làm trung tâm” để tiến bộ, dựa trên giá trị vốn có của mỗi người.
Cuộc cách mạng AI: Những cỗ máy mới, những vấn nạn cũ
Ngày nay, thế giới đối mặt với một sự chuyển đổi công nghệ sâu sắc khác. Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn mang lại hiệu quả và năng suất chưa từng có, nhưng cũng đe dọa làm thay đổi các hình thức lao động truyền thống. Tương tự như các động cơ hơi nước và máy dệt của thế kỷ 19, AI có khả năng tái định nghĩa lao động, loại bỏ việc làm và làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng kinh tế nếu không được kiểm soát.
Matteo Bruni, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, giải thích rằng Đức Giáo hoàng Lêô XIV chọn tên giáo hoàng của mình như một lời chào ân cần gửi đến những người lao động “trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.” Sự lựa chọn này vừa mang tính biểu tượng vừa chiến lược, nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù công nghệ thay đổi, nhưng những vấn nạn cơ bản về phẩm giá con người và công lý vẫn luôn không thay đổi.
Lao động và phẩm giá trong thế giới kỹ thuật số
Ở cốt lõi, Rerum Novarum đề cập đến phẩm giá của công việc và sự thánh thiêng của nỗ lực con người. Nó khẳng định rằng việc làm không chỉ là phương tiện kiếm sống, mà còn là con đường dẫn tới sự thăng tiến của con người và là nguồn phát sinh ý nghĩa cuộc sống cá nhân và xã hội. Theo nghĩa này, Rerum Novarum không chỉ là một hướng dẫn kỹ thuật về chính sách kinh tế, mà là một suy tư sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống con người.
Khi các hệ thống AI đảm nhận những nhiệm vụ ngày càng phức tạp, từ lái xe tải đến soạn thảo các hồ sơ pháp lý, Giáo hội dưới sự lãnh đạo của Đức Lêô XIV có thể sẽ lại phải bảo vệ quyền được làm việc có ý nghĩa. Điều này có thể bao gồm việc kêu gọi mức lương công bằng, các chương trình đào tạo lại cho người lao động, và các chính sách đảm bảo rằng lợi ích của tự động hóa được chia sẻ rộng rãi, thay vì tập trung vào tay của một vài gã khổng lồ công nghệ.
Mối liên hệ cá nhân với cuộc đấu tranh của người lao động
Những năm tháng của Đức Giáo hoàng Lêô XIV tại Peru, một quốc gia nổi tiếng với sự bất bình đẳng kinh tế và những cộng đồng lao động vất vả, đã giúp ngài hiểu rõ hơn về những khó khăn mà người lao động ở các quốc gia đang phát triển phải đối mặt.
Công tác mục vụ của ngài ở khu vực phía Bắc Chiclayo, nơi nhiều người dựa vào nông nghiệp và lao động tay chân, có thể sẽ là nguồn cảm hứng cho một triều đại giáo hoàng tập trung vào phẩm giá của toàn thể lao động, từ cánh đồng ở Peru đến các sàn lập trình ở Silicon Valley.
Hướng tới một tương lai công nghệ công bằng
Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi các thuật toán, Giáo hội dưới sự lãnh đạo của Đức Lêô XIV có thể sẽ tìm cách tái khẳng định lời kêu gọi về sự đoàn kết kinh tế và đổi mới đạo đức. Cũng giống như Đức Lêô XIII đã đấu tranh cho quyền lợi của người lao động trong các nhà máy và thợ thủ công, người kế nhiệm của ngài ở thế kỷ 21 có thể sẽ sớm ủng hộ quyền lợi của những người lao động kỹ thuật số, lao động trong nền kinh tế gig (bấp bênh), và những người bị mất việc do tự động hóa.
Việc chọn tên của Đức Giáo hoàng Lêô XIV cho thấy ngài nhìn nhận thời điểm hiện tại không chỉ là một thử thách kỹ thuật mà còn là một vấn đề đạo đức sâu sắc. Giống như vị Giáo hoàng cùng tên trước ngài, ngài dường như đã sẵn sàng kêu gọi một nền kinh tế công bằng hơn, lấy con người làm trung tâm, nơi sự tiến bộ công nghệ không được đánh đổi bằng phẩm giá con người.
Xuân Đại (TGPSG) chuyển ngữ từ trang Aleteia
Nguồn: tgpsaigon.net
Có thể bạn quan tâm
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Và Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Mới
Th5
Ký Ức Của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô Xiv Về Đức Cố Giáo..
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Đức Tân Giáo Hoàng..
Th5
Đức Lêô XIV Là Tân Giáo Hoàng
Th5
Hè Đến Chậm Thôi
Th5
Trực Tiếp Theo Dõi Mật Nghị Qua Ống Khói Nhà Nguyện Sistine
Th5
Trực Tiếp Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Việc Bầu Giáo Hoàng Lúc 15g00..
Th5
Chương Trình Của Các Hồng Y Trong Mật Nghị
Th5
Các Viên Chức Và Nhân Viên Phục Vụ Mật Nghị Tuyên Thệ Giữ..
Th5
Sài gòn – Thành phố trung chuyển ước mơ
Th5
Yêu Thầy không con?
Th5
Vatican Lắp Ống Khói Trên Nhà Nguyện Sistine Chuẩn Bị Mật Nghị Bầu..
Th5
Gọi “Sự trùng hợp, may mắn” bằng cái tên mới: Sự quan phòng..
Th5
Kinh Cầu Nguyện Cho Mật Nghị Hồng Y Trong Việc Chọn Lựa Người..
Th5
Giờ Chầu Tĩnh Tâm Tháng 5/2025
Th5
Tình Yêu Và Sứ Mạng (Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Phục..
Th5
Noi gương Thánh Giuse Thợ làm việc
Th5
Chuyện tháng Năm
Th5
Những hạt giống hy vọng…Cha đã ươm trồng
Th4
Tuổi Già Dưới Góc Nhìn Đức Tin: Người Cao Tuổi Trong Đời Sống..
Th4