Dù khác biệt, chính trị và tôn giáo chia sẻ những quan tâm chung
Mở đầu bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nói với các đại biểu quốc hội Pháp: “Mặc dù khác biệt, chính trị và tôn giáo chia sẻ những quan tâm chung, và theo những cách khác nhau, tất cả chúng ta đều nhận thức được vai trò của mình vì công ích”. Ngài khẳng định rằng cuộc hành hương Roma “là một bước đi can đảm và chứng tỏ ước muốn của quý vị trong việc duy trì cuộc sống của tín hữu hiệp nhất với cuộc sống của người giữ các vị trí có trách nhiệm”. Ngài nói rằng ngài vui mừng khi thấy những người có trách nhiệm trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, quan tâm đến thông điệp của Giáo hội và dành thời gian để tìm hiểu rõ hơn thông qua các cuộc gặp gỡ trong chuyến hành hương. Giáo hội mong muốn đánh thức lại các sức mạnh tinh thần làm cho đời sống xã hội trở nên phong phú (xem Thông điệp Fratelli tutti, 276), và các chính trị gia có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của Giáo hội.
Địa Trung Hải – nơi gặp nhau dựa trên lòng nhân đạo, không trên ý thức hệ
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại ơn gọi của khu vực Địa Trung Hải, một ngã tư, nơi hội tụ những ảnh hưởng và truyền thống khác nhau nhưng cũng làm nảy sinh những xung đột mà những người có trách nhiệm thường xuyên được kêu gọi giải quyết. Ngài nói rằng ơn gọi của khu vực này là “trở thành một nơi mà các quốc gia và thực tế khác nhau gặp nhau trên nền tảng lòng nhân đạo mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ chứ không phải dựa trên những hệ tư tưởng chia rẽ dân tộc chúng ta, chia cắt đất nước”.
Mời gọi người trẻ thăm viếng người già, người khuyết tật
Tiếp đến Đức Thánh Cha mời gọi họ suy tư về sự cấp bách của việc cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục hướng họ đến nhu cầu của người khác và có thể khuyến khích ý thức dấn thân. Ngài khẳng định rằng “người trẻ đang lớn cần một lý tưởng, bởi vì về cơ bản họ là người quảng đại, cởi mở với những vấn đề hiện sinh”. Do đó, “lôi kéo người trẻ vào thế giới thực, tham gia vào việc thăm viếng người già hoặc người khuyết tật, thăm người nghèo hoặc người nhập cư, mở ra cho họ niềm vui đón tiếp và cho đi, mang đến một chút an ủi cho những người bị bức tường thờ ơ làm cho trở nên vô hình”.
Người ở giai đoạn cuối đời cần được đồng hành và chăm sóc
Đặc biệt, Đức Thánh Cha hy vọng rằng những tranh luận về vấn đề kết thúc sự sống được thực hiện trong sự thật. Ngài nói: “Đó là việc đồng hành cùng sự sống đến cái chết tự nhiên thông qua sự phát triển rộng rãi hơn của dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ”. Ngài nói rằng những người ở giai đoạn cuối đời cần chăm sóc và cứu trợ ngay cả khi họ không phải lúc nào cũng có thể hồi phục. Lời nói không phải lúc nào cũng hữu ích, nhưng việc nắm tay người bệnh mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho người bệnh mà cho cả chúng ta. (CSR_5263_2024)
Nguồn: https://www.vaticannews.va/
Có thể bạn quan tâm
Kinh Mân Côi Và Nghệ Thuật: Mầu Nhiệm Thứ Hai Năm Sự Sáng..
Th1
Cáo phó: Thân phụ của Nữ tu Maria Cao Thị Minh (Cộng đoàn..
Th1
Thánh lễ Truyền Chức Phó Tế – Giáo phận Vinh
Th1
Diễn Văn Của Đức Phanxicô Dành Cho Ngoại Giao Đoàn Cạnh Tòa Thánh..
Th1
Làng ôm ấp tuổi thơ tôi
Th1
Giờ chầu Thánh Thể tháng 01/2025: Xây dựng một Cộng Đoàn Cầu Nguyện
Th1
Nước đóng vị trí, vai trò gì trong Kinh Thánh?
Th1
Cúi xuống và dìm mình vì yêu (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật..
Th1
5 cách đưa niềm hy vọng vào cuộc sống hàng ngày của bạn
Th1
Chúa Hài Đồng là con trai nên hay nghịch trượt!
Th1
Trực Tiếp Thánh Lễ An Táng Đức Giám Mục Giuse Trần Xuân Tiếu..
Th1
Lý Do Theo Kinh Thánh Để Chúng Ta Phải Tránh Nói Hành Nói..
Th1
Trong 2 Tuần Sau Khi Khai Mạc, Có Hơn Nửa Triệu Người Đã..
Th1
Trong Giêsu
Th1
Chúng ta có thực sự biết mình cần một Đấng Cứu Tinh?
Th1
Bí Quyết Kinh Doanh Của Luz Maribel Jimenez: Có Chúa Là Có Tất..
Th1
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Người Nữ Đầu Tiên Làm Bộ Trưởng Ở..
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1
Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại 27 Giáo Phận Tại Việt Nam
Th1
Lịch Phụng Vụ tháng 01/2025
Th1