Thắp nến cầu nguyện cho người thân đã qua đời là một truyền thống cổ xưa vẫn được nhiều người Công giáo trên khắp thế giới thực hành.
Một trong những truyền thống lâu đời nhất về lòng đạo đức bình dân trong Giáo Hội Công Giáo là việc thắp lên một ngọn nến (đèn cầy) cầu nguyện cho người thân đã qua đời.
Nhiều nhà thờ Công giáo trên khắp thế giới có một khu vực dành riêng để thắp nến cầu nguyện.
Biểu tượng của nến
“Ta là ánh sáng của thế gian; ai theo Ta sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống.” (Ga 8:12)
Vào Đêm Vọng Phục Sinh, khi phó tế hoặc linh mục bước vào nhà thờ tối tăm với một ngọn nến Phục Sinh duy nhất, vị giáo sĩ này sẽ ngân nga, “Ánh sáng Chúa Kitô.” Cộng đoàn đáp lại, “Tạ ơn Chúa.” Điều này gợi nhớ đến cách Chúa Giêsu đến với thế giới tội lỗi và chết chóc của chúng ta để mang ánh sáng của Thiên Chúa đến với chúng ta.
Nến tại các phần mộ của các Kitô hữu tiên khởi
Ngoài việc được sử dụng để thắp sáng những nơi mà các Kitô hữu tiên khởi cử hành Thánh lễ, nến cũng được thắp sáng tại các ngôi mộ của các vị tử đạo. Cha William Saunders giải thích rằng “có bằng chứng cho thấy nến hoặc đèn dầu đã được thắp sáng tại các ngôi mộ của các vị thánh, đặc biệt là các vị tử đạo, vào những năm 200, và trước các hình ảnh và thánh tích thiêng liêng vào những năm 300.”
Cha Edward Looney đã viết trong một bài báo cho Aleteia rằng, “Ngọn lửa bập bùng trở thành lời nhắc nhở cho những ai đang cầu xin và tất cả những ai nhìn thấy ngọn lửa đó rằng trong khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời một người, ánh sáng của Chúa Kitô sẽ chiếu sáng, soi tỏa bóng tối.”
Những ngọn nến cũng tượng trưng cho lời cầu nguyện của chúng ta dành cho người thân đã qua đời và mặc dù chúng không phải là yếu tố bắt buộc của việc cầu nguyện, nhưng những ngọn nến có rất nhiều biểu tượng và có thể an ủi chúng ta trong khoảnh khắc đau buồn.
Việc thắp nến cho người chết có một lịch sử lâu đời và phong phú trong Giáo Hội Công Giáo và không có nghĩa là bất kỳ loại mê tín dị đoan hay tôn thờ tổ tiên nào, mà là lời nhắc nhở về ánh sáng của Chúa Kitô ở đời này và đời sau.
Tác giả: Philip Kosloski – Nguồn: Aleteia (02/11/2024)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Nguồn: https://giaophanvinhlong.net/
Có thể bạn quan tâm
Truyền Hình Trực Tiếp Thánh Lễ An Táng Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày..
Th4
Chạm Sâu Tới Lòng Thương Xót Của Chúa (Suy Niệm Tin Mừng Chúa..
Th4
Phái Đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Kính Viếng Đức Thánh Cha..
Th4
Đài Rai Của Ý: Hơn 170 Phái Đoàn Nguyên Thủ Quốc Gia Và..
Th4
Phiên Họp Thứ 3 Của Hồng Y Đoàn; 50 Nguyên Thủ Và 10..
Th4
Video: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Và Tổng Giáo Phận Huế Tưởng..
Th4
Mạng Lưới Cầu Nguyện Toàn Cầu Của Đức Giáo Hoàng Tri Ân Đức..
Th4
Một Khoảng Khuyết Mang Dáng Hình Mục Tử
Th4
Trực Tiếp Nghi Thức Làm Phép Tòa Tổng Giám Mục Và Trung Tâm..
Th4
Lời Cảm Ơn Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới
Th4
12 câu nói then chốt định hình 12 năm triều đại giáo hoàng..
Th4
Mạng Lưới Cầu Nguyện Toàn Cầu Của Đức Giáo Hoàng Tại Việt Nam:..
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 23 Tháng 4
Th4
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “Nhà Truyền Giáo Của Thời Đại” – Tóm Tắt..
Th4
Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Thông Báo Cử Hành Thánh..
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 22 Tháng 4
Th4
Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha sẽ được cử hành vào thứ..
Th4
Hội Đồng Giám Mục Khai Mạc Hội Nghị Thường Niên I/2025 Và Cầu..
Th4
Thông cáo triệu tập Hồng Y Đoàn chuẩn bị Mật Viện
Th4
Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời do đột quỵ não và suy tim..
Th4